Kinh nghiệm tiếp thị: Trình bày thông tin quảng cáo

Post date: Dec 22, 2010 4:22:13 AM

A.K. Pradeep, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành NeuroFocus nói về cách thức trình bày ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo.

Những nhà thiết kế thường sáng tạo theo cảm quan, theo thói quen. Còn Pradeep đã thực tế hóa và cho ta một cái nhìn khoa học về quảng cáo thành công dựa trên hiểu biết tường tận về não bộ của con người.

Một quảng cáo 30 giây trên TV có thể chứa đựng 5 tỷ điểm dữ liệu mà các nhà nghiên cứu của NeuroFocus sẽ phân tích để xác định hiệu quả tổng hợp. Công ty sẽ bán những phân tích của mình cho các khách hàng như Microsoft, Google, và Citigroup.

Họ đánh giá sự thành công hay thất bại của quảng cáo theo những tiêu chí nào? Sau đây là 3 bí quyết đơn giản nhưng quan trọng căn bản để quảng cáo của doanh nghiệp thêm hiệu quả.

1. Hình ảnh bên trái, dòng thông tin bên phải

Não phải nhận tín hiệu bên trái mà não phải lại xử lý hình ảnh tốt hơn. Pradeep thấy rằng hầu hết nhà tiếp thị, chuyên gia quảng cáo và những người thiết kế Web chưa tuân theo nguyên tắc chuẩn này. Anh đánh giá 75% website thiết kế sai. Hầu hết những slide thuyết trình PowerPoint cũng vi phạm nguyên tắc hình trái – chữ phải.

2. Sử dụng gương mặt trung tính

Theo Pradeep thì: “Bộ não chúng ta không cưỡng lại được việc tập trung chú ý vào hình ảnh gương mặt con người”. Vậy nên, NeuroFocus luôn khuyên công ty khách hàng đặt hình ảnh chân dung lên thiết kế bao bì, website và ảnh quảng cáo.

Một bí quyết nhỏ nữa là não bộ thích những gương mặt không rõ cảm xúc. Tốt nhất là những gương mặt trên sản phẩm và trong quảng cáo không cười cũng không giận. Đó là lý do Mona Lisahas là một trong những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn nhất lịch sử. Mọi người bị cái thần bí của gương mặt ấy thu hút.

Pradeep giải thích là khi người xem thấy một gương mặt không bộc lộ cảm xúc rõ ràng thì họ càng nỗ lực để giải mã suy nghĩ của gương mặt đó, nên càng gắn kết với hình ảnh và thông tin sản phẩm.

3. Dùng những font chữ độc đáo.

Font chữ đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo và thiết kế bao bì sản phẩm. Vì những font chữ mới lạ thu hút sự chú ý và dễ lưu vào trí nhớ, ảnh hưởng đến sự hứng thú và quyết định mua hàng.

Pradeep dẫn ví dụ font chữ quảng cáo nổi bật nhất là Coca Cola: gây dấu ấn cho người tiêu dùng về sự độc đáo, khác thường của sản phẩm… Đó cũng là lý do nhiều chuyên gia khuyên bài thuyết trình trên PowerPoint nên dùng những font chữ lạ như Myriad Pro, chứ đừng mãi dùng chữ Arial, Times New Roman…

Để giải thích kỹ hơn về việc não bộ bị thu hút bởi cái mới lạ, Pradeep ví dụ những con khỉ chuyền cành tìm trái cây. Khi thấy một loại trái lạ, nó sẽ chú ý, rồi ghi nhớ mình đã nhìn thấy trái đó ở đâu, rồi mới tính có hái thử ăn không… Vậy nên, Pradeep khuyến khích doanh nghiệp dùng font mới lạ, nhưng đừng lạm dụng. Ví dụ như một bao bì sản phẩm dùng một, hai font chữ và cỡ chữ thì hiệu quả cao hơn bao bì dùng trên 3 loại font và 3 cỡ chữ khác nhau.

Nguồn:  DNSG