Cách quản lý bán hàng cho nhiều chi nhánh hiệu quả
Với mô hình kinh doanh nhỏ một cửa hàng thì việc quản lý không mấy khó khăn. Nhưng khi công việc kinh doanh phát triển, hệ thống cửa hàng có nhiều chi nhánh, nhiều nhân viên hơn thì sẽ là một lượng lớn công việc cần giải quyết mỗi ngày, từ quản lý cửa hàng, nhân viên, doanh thu… và nhiều hơn thế.
Cách để các chủ cửa hàng có thể kiểm soát được hoạt động của cửa hàng, bao quát hoạt động bán hàng từ nhân viên,...cần dựa trên:
Thường xuyên kiểm tra tình hình xuất – nhập giữa các chi nhánh (các kho)
Kiểm tra xuất – nhập hàng là công việc cần lưu tâm đầu tiên. Bạn cần nắm được chính xác lượng hàng ở các chi nhánh để tránh tình trạng, cùng một sản phẩm nhưng chi nhánh 1 đang quá nhiều nhưng chi nhánh 2 lại hết hàng. Việc này có thể khiến kinh doanh gián đoạn trong một thời gian và mất nhiều thời gian chờ đợi hơn của khách hàng.
Kiểm tra tài chính thường xuyên
Hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, lượng khách hàng ổn định thì doanh thu luôn chính là thước đo đánh giá hiệu quả kinh doanh. Với các chi nhánh bạn cần thường xuyên cuối mỗi ngày kiểm kê lại doanh số bán hàng, từ đó đánh giá được kết quả kinh doanh giữa các chi nhánh với nhau để có thể có những điều chỉnh phù hợp.
Chủ cửa hàng cần quan tâm đến những trọng số về tài chính như lãi - lỗ, tài sản - hiệu quả đầu tư và dòng tiền. Quản lý chặt chẽ những thông số về tài chính, giúp các bạn nắm được chính xác được số tiền đang sở hữu, hiệu quả đầu tư - kinh doanh như thế nào?
Việc kiểm tra tài chính thường xuyên (nên chốt doanh số theo ngày) cũng là phương pháp để bạn tránh được những gian lận từ phía nhân viên. Nên lập báo cáo tài chính theo ngày/tuần/tháng/quý/năm để theo dõi được những biến động tăng hay giảm của lợi nhuận để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời.
Quản lý nhân viên
Cũng với lý do xa cách về địa lý giữa các chi nhánh và không phải lúc nào cũng có mặt tại tất cả mọi cửa hàng để quản lý nhân viên bán hàng của mình, nên nhiều nhà bán lẻ từ lâu đã phó mặc cửa hàng cho sự trung thực và đạo đức của nhân viên. Vì thế, không ít cửa hàng bán lẻ đã chịu thất thoát lớn khi đối mặt với sự không trung thực của nhân viên bán hàng.
Nên kết hợp với hệ thống công nghệ hỗ trợ an ninh như camera để theo dõi hoạt động bán hàng của nhân viên, sử dụng phần mềm bán hàng thông minh để kiểm tra chi tiết các giao dịch để tránh gian lận từ phía nhân viên.
Quản lý khách hàng
Trong kinh doanh bán lẻ, ít người quan tâm đến việc quản lý dữ liệu khách hàng, ít người quan tâm đến các chương trình chăm sóc và tri ân khách hàng – một phần vì thói quen cố hữu từ xưa, phần khác là do các nhà bán lẻ không biết thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào cho hợp lý và dễ dàng – đặc biệt là quản lý số lượng khách hàng lớn của cả chuỗi cửa hàng.
Việc quản lý, thu thập các thông tin cá nhân cũng như thông tin giao dịch của khách hàng giúp bạn có thể nắm bắt được nhu cầu mua hàng của họ, lấy được đánh giá của họ về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bạn để từ đó cân đối điều chỉnh đúng ý, đúng nhu cầu hơn của khách hàng.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Với công nghệ phát triển, phần mềm quản lý bán hàng giúp các chủ cửa hàng có thể quản lý cửa hàng, quản lý hàng hóa, quản lý giao dịch … dễ dàng hơn trước rất nhiều. Việc xuất - nhập hàng hóa giữa các chi nhánh sẽ được phần mềm thực hiện giúp bạn không cần đau đầu để nhớ, hay phải ghi chép thủ công rất dễ gây nhầm lẫn.
Với giao dịch mà phần mềm quản lý bán hàng thực hiện, mọi giao dịch của khách hàng như thanh toán, đặt hàng, đổi/trả hàng hay như công nợ từ phía khách hàng hoặc nhà cung cấp… đều được hệ thống lưu lại chi tiết giúp bạn quản lý dễ dàng, tránh thất thoát và cũng dễ dàng quản lý được nhân viên của bạn.
Thông tin khách hàng sẽ được phần mềm lưu lại trên hệ thống để có thể theo dõi được những thông tin cơ bản, thông tin giao dịch, lịch sử khách hàng mua sắm tại chi nhánh của bạn. Từ đó đánh giá được mức độ thân thiết của khách hàng, giúp có những chính sách tri ân khách hàng cụ thể…
Còn rất nhiều những tính năng khác mà phần mềm quản lý bán hàng có thể giúp ích cho công việc kinh doanh của các chủ cửa hàng bán lẻ. Việc tích hợp công nghệ trong việc kinh doanh không còn mới, nó sẽ giúp bạn kinh doanh dễ dàng hơn và tăng hiệu quả về doanh số.