Bạn đang chạy email marketing nhưng luôn bị khách hàng đưa vào spam thì nên đọc bài viết này

Email marketing là một trong những công cụ đắc lực nhất khi kiếm tiền online trên mạng. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến email của bạn có thể bị rơi vào hòm thư spam và chiến dịch gửi email của bạn sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Vậy vì sao Email Marketing lại bị liệt vào danh sách spam và làm thế nào để tối ưu hóa tỷ lệ email rơi vào inbox?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phải biết rằng mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại có một bộ lọc thư rác với các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, các bộ lọc này đều có những quy tắc chung mà bạn cần nắm được nếu muốn gửi Email Marketing hiệu quả. 

Những sai lầm khiến Email Marketing bị rơi vào spam

Sau đây là những sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi gửi Email marketing khiến mail của bạn bị liệt vào danh sách spam:

Làm thế nào để giảm thiểu tỷ lệ email bị rơi vào hòm thư spam? 

Đừng gửi mail cho chính mình

Nhiều người thường có thói quen thêm chính email của mình vào danh sách gửi email marketing để có thể xem lại thư. Nếu như bạn cũng có thói quen đó, hãy kiểm tra và loại bỏ ngay email mà bạn thường dùng để gửi email marketing ra khỏi danh sách nếu có.

Test bộ lọc spam trước khi gửi

Một số công cụ gửi email marketing như MailChimp, GetResponse thường có tích hợp sẵn bộ lọc spam core giúp bạn kiểm soát được chiến dịch email marketing của mình đang mắc những lỗi gì, từ đó có phương án khắc phục hợp lý, nâng cao tỷ lệ mail vào inbox.

Không gửi email chỉ có chứa hình ảnh

Khi gửi mail chỉ có hình ảnh mà không có hoặc rất ít text thì email của bạn rất dễ bị đánh giá là spam. Hơn nữa, khi mở mail người dùng cũng có xu hướng ít click vào “Hiển thị hình ảnh”. Bạn nên đầu tư thiết kế một email cân đối, tốt nhất là theo cấu trúc text > hình ảnh > text.

Nên sử dụng email tên miền để gửi

Bạn không nên sử dụng email cá nhân hoặc các email miễn phí như @gmail.com hay @hotmail.com để gửi email marketing. Thay vào đó hãy dùng email tên miền của doanh nghiệp, tổ chức để gửi các chiến dịch email.

Kiểm tra kỹ tiêu đề và nội dung email

Hãy chắc chắn rằng tiêu đề và nội dung email của bạn không chứa các từ dễ bị liệt vào spam. Phần nội dung của email, bạn nên viết khoảng 500-600 từ là hợp lý. Ngoài ra, tiêu đề và nội dung cũng nên có sự khác biệt, tránh trùng lặp nội dung, từ ngữ quá nhiều giữa tiêu đề và nội dung email. Bạn cũng cần nhớ là đừng VIẾT HOA TẤT CẢ NHƯ THẾ NÀY NHÉ!

Chèn link hợp lý

Trong một email marketing chỉ nên đặt 1-2 link. Lưu ý không sử dụng link rút gọn mà nên điền URL đầy đủ của trang đích, và tuyệt đối không gắn link đến những domain xấu, không an toàn, bạn không những bị đánh giá là thư spam mà còn có thể sẽ bị phạt nữa.

Thiết kế HTML chuẩn

Bạn nên đầu tư xứng đáng cho việc code HTML mẫu email chuẩn. Sử dụng thẻ không đúng, thẻ bị lỗi, hỏng… sẽ làm giảm chất lượng email gửi đi của bạn. Nếu không thể code chuẩn mẫu email thì đơn giản hơn bạn có thể gửi mail dạng text thông thường.

Loại bỏ những liên hệ không còn hoạt động

Những email đã đăng ký nhận tin từ rất lâu nhưng không còn hoạt động hoặc không còn tương tác với email của bạn cũng cần được loại bỏ, thanh lọc để tăng tỷ lệ gửi mail thành công và người nhận nhận được mail trong hộp thư đến.

Sử dụng nhất quán một địa chỉ email để gửi đi

Việc thay đổi email gửi đi thường xuyên là một cách giúp tăng tỷ lệ email rơi vào inbox, tuy nhiên điều này lại không tốt trong việc xây dựng thương hiệu và không tạo sự nhất quán trong tâm trí người dùng. Vì vậy, bạn không nên thay đổi địa chỉ email gửi đi liên tục khiến người dùng cảm thấy bối rối khi nhận mail và có thể làm giảm tỷ lệ mở mail của bạn.

Không chèn Javacript hoặc Video vào email

Mặc dù khả năng tương thích của email với media càng ngày càng tăng, tuy nhiên Javascript và Video vẫn được cảnh báo là không nên đưa vào trong email vì sẽ bị kiểm duyệt gắt gao và khó qua khỏi các bộ lọc thư rác. Nếu muốn đưa media vào email bạn có thể dùng cách chèn link dẫn đến video vào hình ảnh hoặc text trong nội dung mail.

Cách xử lý khi email bị người dùng báo cáo spam

Người dùng có xu hướng bấm nút “Báo cáo spam” khi cảm thấy một địa chỉ email nào đó làm phiền họ quá nhiều hoặc đơn giản là họ không quan tâm đến chủ đề đó. Trong trường hợp này, một báo cáo spam sẽ được gửi đến đơn vị cung cấp dịch vụ gửi email marketing cho bạn (như MailChimp, GetResponse, Sengrid…), sau đó các email được gửi từ địa chỉ IP của bạn sẽ bị chặn lại, thậm chí nếu người dùng tiếp tục bấm “Báo cáo spam” thì địa chỉ email của bạn có thể sẽ bị khóa.

Mặc dù các công cụ gửi mail cũng có cảnh báo và phê duyệt trước mỗi chiến dịch gửi mail nhưng vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp như thế này. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để hạn chế việc bị người dùng báo cáo spam:

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục khi email marketing của bạn bị rơi vào spam. Hi vọng với những tư vấn này, bạn sẽ biết cách gửi email hiệu quả và có thể kiếm nhiều tiền từ các chiến dịch email marketing nhé!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.