Ba bước nhân bản hóa Email: Phải biết mình đang nói chuyện với ai!

Karen Talavera

Ngay cả các marketer nổi tiếng chuyên gửi mail cũng chỉ dùng email để phát thông điệp đến khách hàng, thay vì một cuộc trao đổi thẳng thắn.

Đôi lúc chúng ta bị cuốn theo hình thức của email marketing mà quên rằng chúng ta đang giao tiếp với những con người thực thụ. Chúng ta chỉ nghĩ đến những địa chỉ email, cơ sở dữ liệu, đối tượng tiềm năng và các phân khúc thị trường.

Với email, một kênh giao tiếp thông dụng, chúng ta phải biết rằng vẫn có những con người đằng sau những cái email đó. Khi nhấn phím “Gửi thư”, chúng ta không chỉ gửi một thông điệp vào hộp thư đến, mà chúng ta đang giao tiếp với những cá nhân thực thể.

Việc sử dụng liên tục những tít giật gân để tuyên truyền cho các chiến dịch khuyến mãi một cách liên tục chưa chắc đã hiệu quả.

Ngay cả các marketer nổi tiếng chuyên gửi mail cũng không nhắm đến việc giao tiếp với khách hàng mục tiêu bằng email, họ chỉ dùng email  marketing để phát thông điệp đến khách hàng, thay vì một cuộc trao đổi thẳng thắn.

Mục đích của giao tiếp tương tác là tạo nên một cuộc đối thoại. Thứ 2 là, sự phản hồi nói lên được cộng đồng đang mong đợi những thông tin gì. Cuối cùng là tạo được sự khác biệt giữa marketing trực tiếp và marketing đại chúng

Sau đây là 3 mẹo nhỏ giúp bạn nhân bản hóa một cái email và giao tiếp với khách hàng. Theo cách này, bạn sẽ nhớ được, có những con người đang thở, đang sống đằng sau những email điện tử mà bạn gửi.

1. Nói đến con người nhiều hơn thông tin khuyến mãi.

Bạn sẽ trở nên “nhân bản” hơn và có thể chuyện trò thoải mái hơn trong những email thương mại so với quảng cáo đại chúng. Hãy dùng những từ ngữ như “Quý khách”, “Chúng tôi”. Nhân bản hóa câu chữ thay vì sử dụng cũng một cách thức bình thường và chung chung. Nói chuyện với con ngưới chứ không phải lải nhải bên tai họ một cách cưỡng bức.

Nhận diện phân khúc đặc thù thông qua tính cách và hành vi trong qua khứ(nếu bạn có đủ những công nghệ tiên tiến để phân tích). Người nhận thư sẽ rất cảm kích nếu bạn tỏ ra quan tâm và thấu hiểu họ như những người bạn với nhau thay vì chỉ là một cá nhân vô danh giấu mặt đang sau địa chỉ email.

2. Định hình tính cách thương hiệu

Thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn đã tạo được một hình tượng hoặc có riêng một phát ngôn viên hay chưa? Nó đã thể hiện được bản sắc của nó chưa? Nếu chưa thì email marketing có thể giúp bạn định hình tính cách thương hiệu.

Hãy liên tưởng đến con thằn lằn Geico, William Shatner của Priceline hoặc các nhân vật hoạt hình của sôcôla M&M cũng như những tính cách mà người ta đã tạo cho thương hiệu Apple(thời thượng với thiết kế trang nhã, ít mắc lỗi kỹ thuật…) và làm thế nào mà những mẫu quảng cáo gắn kết một cách nhất quán với những tính cách như vậy.

Vậy hãy mang những tính cách thương hiệu vào email của bạn, hay ít nhất thì giữ cho những tính cách đó đồng nhất với các hoạt động marketing.

3. Tạo nơi chia sẻ kinh nghiệm cho khách hàng

Bạn có tạo sự thoải mái trong việc thuyết phục khách hàng chia sẻ những kinh nghiệm về sản phẩm hay không? Bạn có tạo ra một hệ thống tiếp nhận những phản hồi tích cực và tiêu cực hay không?

Bạn có chập nhận bỏ thêm thời gian để phát triển các phản hồi tích cực, ví dụ như mời họ chia sẽ những câu chuyện thành công, suy nghĩ, hình ảnh và video? Bạn có dám tổ chức những cuộc thi chia sẽ cuộc sống giữa khách hàng với nhau hay không?

Bất kỳ một bước căn bản nào trên đây đều có thể tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ vô giá, cững như mối quan hệ thân thiết giữa thương hiệu và khách hàng, mà quảng cáo và marketing chưa chắc đạt được. Kinh nghiệm này rút ra từ các kết quả nghiên cứu cho rằng con người rất thích được giao tiếp, chuyện trò, học hỏi từ người khác và truyền đạt kinh nghiệm.

Internet ngày càng nhắm đến tính minh bạch, thuận tiện để tiếp cận, mang tính đổi mới, không phải gò bó như những hình thức marketing đại chúng đơn điệu. Xu hướng nhân cách hóa này sẽ rất tốt để vận dụng trong môi trường Internet, không chỉ tốt cho thương hiệu, dịch vụ khách hàng mà còn cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Cuối cùng, hãy nhở rằng con người không mua hàng từ một công ty hay thương hiệu, mà họ mua hàng từ những con người giống họ. Vậy hãy là những con người biết quan tâm và chia sẻ.

C2Cinfo (Theo Marketingprof)