Năm yếu tố quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh quán cafe mà các chủ kinh doanh cần biết

Post date: Jul 3, 2018 8:01:18 AM

Điều hành một quán cafe cũng gần giống như điều hành một công ty vậy. Nó đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ trong công việc, rõ ràng và chính xác trong tài chính, uy tín với nhân viên, tận tâm với khách hàng.

Để đạt được những điều này không chỉ đơn giản trong một bài viết, tuy nhiên admin xin chia sẽ đến bạn 5 yếu tố quan trọng trong công tác quản lý, kinh doanh quán cafe với hy vọng có thể giúp đem lại sự phát triển thành công cho quán của bạn.

1. Quản lý khách hàng

– Thu hút khách hàng mới bằng các chiến lược như khuyến mãi món ăn thêm, phát tờ rơi, tặng quà, hoặc giảm giá 1 số món để thu hút sự quan tâm khách hàng và có thể tạo một profile chất lượng trên Facebook, lập trang Fan Page, hoặc trên Twitter để gia tăng số lượng truy cập. Ngoài ra, thông qua hình thức Blog, Wiki, Forum các thành viên có thể bình luận, trao đổi về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ, đồ uống của quán.

– Trong nền kinh tế khủng hoảng, khách hàng luôn muốn thoát khỏi những áp lực trong công việc và cuộc sống. Do đó, nên tập trung phục vụ tốt để biến thực khách hiện tại thành khách hàng trung thành trong tương lai thay vì bỏ thêm chi phí tiếp thị để lôi kéo khách hàng mới. Sau một thời gian hoạt động sẽ có khách quen, đây chính là nguồn doanh thu ổn định của quán nên phải càng chú ý để phục vụ chu đáo và tận tình hơn, hãy giữ chân khách hàng bằng những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng thẻ cho khách hàng quen, tặng quà sinh nhật…

2. Quản lý con người

– Nhân viên là bộ phận quan trọng trong quán , hoạt động của quán diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc vào thái độ phục vụ, khả năng làm việc của mỗi nhân viên. Do đó, bạn cần có những phương pháp quản lý nhân viên hiệu quả để nhân viên gắn bó với quán và làm việc nhiệt tình.

– Người quản lý nên chủ động giới thiệu cho nhân viên về văn hóa công ty. Các yếu tố như đạo đức nghề nghiệp, các nghi lễ, cách hợp tác và những cảnh báo là điều nhân viên rất muốn biết bởi chúng tác động trực tiếp tới các hoạt động hàng ngày của họ. Ngoài ra, sếp nên đảm bảo mọi người đang làm việc hướng tới mục tiêu chung, mang lại niềm tin cho họ và giao tiếp một cách cởi mở.

– Bạn nên phân công trách nhiệm rõ ràng với từng nhân viên.

– Với nhân viên phục vụ bàn, bạn cần phải khuyến khích họ về thái độ phục vụ tận tâm và thân thiện.

– Riêng nhân viên pha chế thì cần có những bài test về khả năng để tuyển chọn những người pha chế tốt nhất.

– Thực hiện thưởng phạt công minh , đồng thời cần có sự công bằng giữa các nhân viên, nên có những chương trình hoạt động vui chơi tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên.

3. Quản lý doanh số

– Xem xét doanh thu hàng ngày, ghi chú những ngày doanh số tăng hoạch giảm bất thường để kiềm tra và điều hành quán hợp lí.

– Nếu không quản lý doanh thu tốt sẽ khó tránh khỏi tình thất thoát, nên phân công từng nhân viên phụ trách theo khu trong quán, hoặc theo số bàn, mỗi nhân viên cần có trách nhiệm về vị trí của mình. Đồng thời, nên có một kế toán chính, mọi phiếu thu đều phải được đưa về cho kế toán để trực tiếp thanh toán tiền với khách hàng. (trường hợp Quán không dùng hệ thống quản lý bán hàng).

– Chúng tôi khuyên rằng, bạn nên kiêm nhiệm vụ kế toán như vậy sẽ tránh được tổn thất về doanh thu.

4. Quản lý nguyên liệu

– Nên có sổ theo dõi chi tiết xuất nhập nguyên vật liệu, và so sánh lượng nguyên vật liệu nhập với số lượng hàng bán ra. (ví dụ như 1 kg cam thi sẽ bán được bao nhiêu ly cam). Đôi khi do định lượng không rõ ràng nên khi pha chế lúc thiếu lúc dư cho một ly nước, điều này gây ra sự không hài lòng của khách hàng,và không kiểm soát được lượng nguyên liệu cần mua cho quán.

– Nâng cấp thực đơn: Một thực đơn với nhiều món đồ uống phong phú sẽ gây hứng thú cho khách hàng. Bạn có thể thay đổi công thức pha chế và đặt tên đồ uống sao cho thật hấp dẫn, trình bày đồ uống theo cách mới. Những đồ uống trong thực đơn có lợi nhuận quá thấp thì bạn nên bỏ đi mà hãy đặt những đồ uống tạo ra doanh thu cao để khách hàng dễ thấy và nổi bật trong thực đơn. Khách hàng rất nhạy cảm về giá trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, do đó thật khéo léo khi điều chỉnh giá hoặc vẫn giữ giá cũ nhưng giảm chút ít định lượng đồ uống.

– Trong nền kinh tế hiện tại, khách hàng luôn muốn thoát khỏi những áp lực trong công việc và cuộc sống. Do đó, nên tập trung phục vụ tốt để biến thực khách hiện tại thành khách hàng trung thành trong tương lai thay vì bỏ thêm chi phí tiếp thị để lôi kéo khách hàng mới. Hãy giữ chân khách hàng bằng những chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng thẻ cho khách hàng quen, tặng quà sinh nhật…

5. Quản lý thiết bị vật dụng

Một quán café dù nhỏ thì vật dụng và thiết bị phục vụ cho quán cũng tương đối nhiều, để tránh tình trạng mất, hư, bể, thiết hụt tài sản thì quán nên có kế hoạch kiểm tra định kỳ. Đồng thời quy định rõ nếu nhân viên làm hư, bể thì phải chịu trách nhiệm như thế nào, khách hàng làm đổ vỡ thì phải bồi thường hay không.

Với năm yếu tố trên mong sẽ giúp ích thêm cho các chủ kinh doanh trên con đường là giàu.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!