Mười hai giải pháp thông minh giúp chủ nhà hàng cắt giảm chi phí một các cách hiệu quả

Post date: Jun 26, 2018 3:23:28 AM

Việc cắt giảm chi phí nhà hàng nhưng vẫn giữ nguyên, đồng thời không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ quả là một bài toán khó với nhiều chủ nhà hàng, quán bar và đôi khi nó được xem như một nhiệm vụ bất khả thi. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 12 giải pháp khôn ngoan giúp đơn giản hóa bài toán trên:

1. Chia sẻ với nhân viên (có chọn lọc)

Bạn sẽ không bao giờ cắt giảm được chi phí nhà hàng nếu như hành động một mình, bởi lẽ trong một nhà hàng có nhiều thành phần, nhóm làm việc của bạn cần được biết ý tưởng cũng như mong muốn của bạn trong tháng/năm kinh doanh tới.

Nhưng nếu như bạn chỉ nói với họ rằng bạn muốn cắt giảm chi phí nhà hàng thì điều đó xem như vô dụng, đôi khi còn khiến họ thêm phần hoang mang, lo sợ bị giảm giờ làm, mất việc, ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên khiến hiệu quả công việc giảm sút. Hãy để nhân viên biết chi phí bạn bỏ ra cho những tiện ích nhà hàng và những chi phí lãng phí nằm ở đâu và chia sẻ “con số” bạn mong muốn có được trong tháng này hay tháng tiếp theo để họ hiểu chính xác mình cần làm gì để đạt được điều đó. Đương nhiên, bạn cũng cần vạch ra một số kế hoạch cụ thể để tránh lãng phí trong nhà hàng.

2. Khen thưởng cho nhân viên

Nhân viên cũng chính là những đồng nghiệp tin cậy của bạn để giúp bạn thực hiện được những mục tiêu kinh doanh. Khi quan sát thấy một nhân viên có ý thức hoặc ý tưởng cho giải pháp cắt giảm chi phí, tránh lãng phí hoặc hành động có lợi cho nhà hàng, đừng ngại ngần thưởng cho anh ấy/cô ấy để khích lệ tinh thần cho cho họ biết rằng những hành động đó luôn được đánh giá cao. Số tiền bạn chi cho việc này chắc chắn chẳng đáng gì so với những gì bạn nhận được từ nhóm nhân viên làm việc ý thức.

3. Tận dụng lợi thế của truyền thông xã hội

Nhà hàng của bạn đã chi bao nhiêu tiền cho tiếp thị? Chắc chắn là con số đó nhiều hơn những gì bạn dự định, tuy nhiên, đừng vội lo lắng hay tiếc rẻ. Hãy tận dụng những phương tiện truyền thông xã hội bạn có và luôn nhớ rằng, truyền thông xã hội là một cách thức hiệu quả nhất giúp tối thiểu hóa chi phí kinh doanh của bạn trong quá trình kinh doanh. Ví dụ, Twitter, Facebook là những ứng dụng miễn phí và đó là một cách tuyệt vời để giao tiếp trực tiếp với khách hàng của bạn. Hay Instagram cũng là ứng dụng hữu ích cho nhà hàng khi bạn muốn cho khách hàng thấy những món ăn hấp dẫn hay văn hóa nhà hàng bạn.

4. Hình ảnh và thực tế cần giống nhau

Nhà hàng cần giữ kích thước khẩu phần ăn, số lượng nguyên liệu đúng với những gì khách hàng nhìn thấy trên website. Điều này giúp tạo lòng tin với khách hàng, họ biết những gì mình mong đợi là đúng. Một số nhà hàng cắt giảm chi phí bằng cách giảm lượng thức ăn thực tế xuống, làm cho hình ảnh trên mạng không giống ngoài thực tế, khách hàng thất vọng, không quay trở lại nhà hàng, số tiền bạn mất còn nhiều hơn là số tiền đầu tư nguyên liệu làm một món ăn hoàn thiện. Chính vì vậy, hãy luôn tỏ ra trung thực với khách hàng. Tìm được kích thước chuẩn và giữ nguyên nó.

5. Cắt giảm những quà tặng miễn phí

Bạn có tự động mang bánh mì hoặc khoai tây chiên ra để ở bàn ăn của khách hàng? Đây là những điều có thể tạo ấn tượng tốt đầu tiên, nhưng điều đó không cần thiết và quá lãng phí. Bài viết này không muốn nói đến việc bạn ngưng cung cấp thực phẩm miễn phí cho khách hàng bởi lẽ chiến lược thu hút khách hàng tốt nhất luôn nằm ở những mặt hàng giảm giá hay miễn phí tuy nhiên hãy xem xét kỹ lưỡng và chỉ đưa nó ra khi khách hàng yêu cầu nó. Điều này sẽ giúp bạn tránh sự lãng phí lớn.

6. Làm cho khách hàng phải gọi một thứ đồ uống

Đừng bao giờ để một bình nước sẵn dùng trong nhà hàng của bạn hoặc tự động mời nước khách hàng, Không cần quá lo lắng đâu vì việc đó sẽ không làm mất đi của bạn bất kỳ khách hàng nào. Đơn giản là điều này sẽ làm khách hàng phải gọi thêm một món đồ uống khác như đồ uống có cồn, soda hay chỉ đơn giản là một cốc trà đá. Chẳng phải từ đó bạn đã kiếm thêm được tiền từ túi của khách hàng hay sao? Mà cũng giúp bạn tiết kiệm được số tiền kha khá so với việc cung cấp nước lọc miễn phí.

7. Kiểm soát hàng tồn kho hằng ngày

Tất nhiên, chẳng ai hy vọng nhân viên của mình có hành vi ăn trộm trong nhà hàng hay nghi ngờ điều đó thế nhưng bạn cũng nên kiểm tra kho hằng ngày bởi những sự cố không đáng có sẽ có thể xảy ra bất cứ khi nào. Kiểm tra hàng tồn kho hằng ngày cho phép bạn nắm được số lượng hàng hóa còn tồn, điều chỉnh nhập nguyên liệu phù hợp để tránh lãng phí; xem hàng hóa nào còn tồn đọng để giải phóng bớt hoặc biết đâu trong số nhân viên của bạn, có người đang làm chuyện gì đó bí mật trong kho mà bạn không nhận thấy?

8. Tận dụng triệt để hàng tồn kho

Điều này nghe thì có vẻ hiển nhiên nhưng kiểm soát hàng tồn kho hằng ngày chính là bước tiền đề cho việc tận dụng triệt để hàng tồn kho, một số chủ nhà hàng cũng không nhận ra được họ đang sử dụng lãng phí những gì trong nhà bếp, quầy bar của mình. Đừng vứt đi những gì còn sót lại nếu bạn thấy nó vẫn còn sử dụng được, hãy sáng tạo nó ra một thứ khác thật đặc biệt. Điều này cũng phụ thuộc vào sự sáng tạo của bạn, đầu bếp và nhân viên trong nhà hàng bởi nó sẽ giúp tiết kiệm được số tiền lớn có thể bị ném vào thùng rác mỗi ngày.

9. Theo dõi sát sao thực đơn

Hãy theo dõi thực đơn nhà hàng của bạn thường xuyên để nhận ra món ăn nào đang bị khách hàng “bỏ rơi”. Như vậy, việc tiếp tục giữ nó trên thực đơn chỉ khiến bạn tốn tiền thêm cho những loại nguyên liệu dự trữ trong kho, mất cơ hội cho việc thêm món mới,…mà khách hàng cũng chẳng để tâm đến sự xuất hiện của nó. Hãy bỏ nó ra và thay vào đó là một món ăn mới, món ăn bạn tin rằng khách hàng sẽ thích thú. Đừng ngại ngần vì điều này, bởi lẽ chẳng món ăn nào có thể tồn tại được quá lâu, rồi nó cũng khiến khách hàng chán ngán và bạn phải làm mới nó thôi. Đây là điều tất yếu trong kinh doanh nhà hàng và nó sẽ giúp công việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

10. Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả

Trong quá trình làm việc, bạn cần theo dõi và tìm ra điểm mạnh của mỗi nhân viên, họ thực sự làm giỏi nhất trong công việc nào? Hãy tận dụng điều đó và bố trí công việc một cách hợp lý nhất, điều này sẽ giúp tiến độ và chất lượng công việc đạt được mức cao nhất có thể. Một số nhân viên làm việc kém, chậm chạp hoặc có thái độ không tốt, bạn nên suy nghĩ đến việc cho họ nghỉ việc để không làm ảnh hưởng đến công việc chung của nhà hàng.

11. Không mua mới nếu bạn không thực sự có khả năng

Bạn có thực sự cần phải mua lại mới toàn bộ dụng cụ trong nhà bếp không? Chắc chắn câu trả lời là không. Hãy kiểm tra lại chất lượng của chúng, nếu không thực sự mới nhưng chúng vẫn thực sự tốt thì đừng vội vàng mua mới, điều đó sẽ gây lãng phí cho ngân sách nhà hàng của bạn, lại tốn thêm khoản tiền lớn không thực sự cần thiết mà trong kinh doanh điều này là tối kị để đảm bảo nguồn lợi nhuận

ổn định.

12. Cắt giảm chi phí giao hàng nguyên vật liệu

Nếu bạn đang nhận giao hàng nhiều lần một tuần từ nhiều nhà cung cấp, điều này sẽ chỉ khiến bạn lãng phí thêm tiền bạc. Giảm một giao hàng mỗi tuần, nếu bạn có thể, sẽ tiết kiệm chi phí giao hàng. Và, nếu bạn chỉ hợp tác với một nhà cung cấp, có thể có một cơ hội cho bạn để nhận được mức giá thấp hơn.

Cắt giảm chi phí là quan trọng và nó cũng không phải là một bài toán khó nếu bạn có những tính toán cẩn thận phù hợp với nhà hàng của mình. Sự tỉ mỉ, chi tiết luôn cần thiết trong công tác quản lý nhà hàng đặc biệt khi nó được chịu trách nhiệm bởi nhiều bộ phận . Hãy thử một số giải pháp trên đây với nhà hàng, quán bar của bạn để xem nó có hiệu quả không!

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!