Bảy loại chi phí khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng mà người mới cần biết

Post date: May 19, 2018 3:07:11 AM

Khi bắt đầu mở quán cafe, quán ăn hay nhà hàng, câu hỏi thường gặp nhiều nhất là sẽ cần chuẩn bị bao nhiêu tiền? Thực tế rất khó có thể đưa ra ngay câu trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng. Bởi vì con số này tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ. 

Dưới đây là những chi phí cơ bản mà bất kỳ 1 cửa hàng ăn uống nào cũng cần phải bỏ ra để bạn ước tính được số vốn cần bỏ ra ban đầu là bao nhiêu.

1. Chi phí cơ sở vật chất: Mặt bằng & Sửa chữa

Chi phí cơ sở vật chất bao gồm:

– Chi phí thuê mặt bằng/đất

– Chi phí sửa chữa/xây dựng.

Chi phí cơ sở vật chất dao động rất lớn, tùy thuộc vào việc bạn muốn mua hay thuê cửa hàng. Nếu mua lại một nhà hàng, bạn cần phải chi cho khoản cải tạo nó, nhưng chi phí bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của nhà hàng bạn mua lại.

Nếu bạn thuê mặt bằng mở cửa hàng, bạn cần đảm bảo thời hạn hợp đồng phải đủ dài để nhà hàng của bạn có thời gian phát triển và sinh lời. Hơn nữa, nếu đi thuê mặt bằng dài hạn, bạn có thể thương lượng yêu cầu chủ nhà trả một phần chi phí cải tạo.

2. Các dịch vụ chuyên môn

Các chi phí về chuyên môn cần chi như:

– Thiết kế & xây dựng

– Tư vấn dự án

– Chi phí pháp lý

– Kế toán & thuế

– Tên hiệu, Logo & thiết kế đồ họa

– In ấn thực đơn…

3. Chi phí tổ chức

Để cửa hàng có thể hoạt động, bạn phải chi các khoản:

– Tiền đặt cọc (vật dụng, thực phẩm…)

– Bảo hiểm (tài sản, tổn thất, trách nhiệm…)

– Giấy phép bán thức uống có cồn

– Các loại giấy phép khác…

4. Trang thiết bị nội thất

Chi phí trang thiết bị nội thất bao gồm rất nhiều các khoản như:

– Bar/Bếp/Nhà hàng

– Trang trí

– Hệ thống an ninh

– Hệ thống âm thanh

– Hệ thống điện thoại

– Máy tính/thiết bị văn phòng…

Nếu bạn bắt đầu xây dựng cửa hàng từ đầu thì vật dụng đắt tiền nhất sẽ là công cụ dụng cụ, bàn ghế, quầy bar, hệ thống thông gió….

Đối với khu bếp bạn sẽ cần tủ lạnh, lò nướng, kệ và vật dụng nấu ăn và lưu trữ thức ăn.

Bạn cũng cần tính đến chi phí cho đĩa, dao kéo, cốc, ly và các vật dụng khác, cũng như chi phí bảo trì và sửa chữa thiết bị.  

5. Trang thiết bị ngoại thất

Bao gồm chi phí cho:

– Cảnh quan

– Bảng hiệu, décor

– Bãi giữ xe.

6. Chi phí trước khi khai trương

– Chi phí mua thực phẩm: Một khi việc kinh doanh nhà hàng của bạn đã ổn định thì chi phí lớn nhất mà bạn phải bỏ ra bạn là chi phí cho đồ ăn và thức uống. Với các nhà hàng mới mở, nguồn cung thực phẩm thường phải được thanh toán khi giao hàng, vì vậy bạn cần đủ tiền để chi trả cho nguồn cung thực phẩm cho đến khi nhà hàng sinh lời… Bên cạnh đó còn có chi phí bữa ăn miễn phí ngày khai trương cũng cần phải tính vào.

Ngoài ra chi phí trước khi khai trương có thể thêm các khoản khác như:

– Thức uống

– Quảng cáo, tiếp thị

– Lương nhân viên

– Đồng phục nhân viên

– Tiệc khai trương…

7. Chi phí sau khi khai trương

Với chi phí sau khai trương, bạn nên dành một lượng vốn nhất định cho các khoản chi tiêu cho 3 tháng sau khi nhà hàng đã đi vào hoạt động. Nguồn kinh phí đó sẽ giúp bạn duy trì hoạt động của nhà hàng cho đến khi công việc kinh doanh khá hơn. Thời gian vài tháng sau khi mở cửa là thời gian đệm để khách hàng làm quen với một nhà hàng mới đi vào hoạt động.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!