Ưu nhược điểm của 7 chiến lược thu hút khách hàng mới phổ biến hiện nay – Phần 2

Post date: Oct 16, 2019 2:01:19 AM

Nếu như trong phần 1 trước đó, EBIZ đã phân tích ưu nhược điểm của 3 chiến lược thu hút khách hàng mới phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm chiến lược quảng cáo trực tuyến (chạy Ads), chiến lược email marketing và chiến lược sử dụng người ảnh hưởng (influencer). Trong phần 2 này, EBIZ sẽ tiếp tục phân tích 4 chiến lược thu hút khách hàng phổ biến còn lại.

4. Thu hút khách hàng mới bằng marketing truyền miệng

Theo khảo sát cho thấy giới thiệu truyền miệng là một trong những chiến lược thu hút khách hàng mới có ảnh hưởng nhất. Mọi người thường tin tưởng những người mà họ quen biết. Vì vậy, khi một người quen giới thiệu một sản phẩm hoặc nhãn hiệu mới, họ sẽ dễ dàng nghe theo.

Để áp dụng tốt chiến lược thu hút khách hàng mới này, trước tiên cần đảm bảo hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ bạn mang lại thực sự tốt. Có như vậy thì khách hàng hiện tại của bạn mới sẵn sàng giới thiệu cho người quen của họ.

Tiếp theo, tùy thuộc vào cách bạn thiết lập chương trình, chính sách ưu đãi cho khách hàng hiện tại của bạn mỗi khi họ giới thiệu người mua mới thành công. Hình thức phổ biến nhất hiện nay, chính là tặng phiếu giảm giá, tiền mặt, tặng thời gian sử dụng,… miễn nó đủ hấp dẫn để khách hàng của bạn tham gia giới thiệu.

Ưu điểm

Chi phí thấp: sở dĩ chương trình giới thiệu thường được xem là một hình thức thu hút khách hàng mới có chi phí thực hiện thấp vì bạn có thể tận dụng ngay chính tài nguyên đang có để làm chương trình. Ví dụ như phiếu mua hàng, hay voucher giảm giá hoặc tặng thêm sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh.

Khuyến khích khách lặp lại việc mua hàng: như đã đề cập ở trên, ưu đãi dành cho khách hàng khi họ giới thiệu người mới thành công thường là mã giảm giá, phiếu mua hàng cho lần mua hàng tiếp theo của họ. Điều này tạo ra lợi ích gia tăng từ việc khuyến khích mua hàng lặp lại từ các khách hàng hiện tại, giúp tăng thêm doanh thu cho bạn.

Tích lũy được khách hàng trung thành: theo một nghiên cứu được công bố bởi một số giáo sư nổi tiếng ở trường kinh doanh, khách hàng được giới thiệu có khả năng rời đi ít hơn 18% so với khách hàng không được giới thiệu. Họ cũng chi tiêu nhiều hơn cho thương hiệu của bạn so với các thương hiệu khác. Những con số này cho thấy các chương trình giới thiệu mang lại khách hàng trung thành và có lợi hơn cho doanh nghiệp của bạn.

Nhược điểm

Dễ gây ra “tác dụng phụ”: nên áp dụng một cách khôn ngoan, vì có nhiều trường hợp doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần chi tiền một cách thô thiển sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực, khiến cho một số khách hàng trung thành cảm thấy đây là cách PR rẻ tiền. Đồng thời, một số khách hàng cũng dễ nảy sinh tâm lý trục lợi từ chương trình để lấy ưu đãi.

Khó theo dõi và kiểm soát: chương trình giới thiệu thì luôn liên quan đến việc theo dõi những người đã giới thiệu khách hàng thành công để tặng ưu đãi ngay cho họ. Thế nên bạn cần có một hệ thống hoặc công cụ theo dõi hiệu quả. Nếu bạn đang kiểm soát kết quả bằng tay thì bạn có thể gặp phải vấn đề xử lý không kịp, dẫn đến làm làm khách hàng thất vọng.

Phù hợp với: Doanh nghiệp có khách hàng hiện tại: tất nhiên để chạy một chương trình giới thiệu thành công, doanh nghiệp của bạn phải đang có lượng khách hàng tương đối nhiều và ổn định. Nếu số lượng khách hàng hiện tại của bạn quá ít thì hiệu quả mang lại sẽ không đáng kể.

Doanh nghiệp có khách hàng trung thành: không phải doanh nghiệp nào cũng đều phù hợp để làm chương trình giới thiệu. Bạn cần có sẵn lượng khách hàng trung thành, những người đang có ấn tượng tốt với doanh nghiệp của bạn và sẵn sàng giới thiệu với bạn bè của họ. Để có được điều đó thì bạn cần đảm bảo mang lại sản phẩm/dịch vụ tốt, chăm sóc khách hàng tận tình,…

5. Chạy quảng cáo truyền thống để thu hút khách hàng mới

Thật ra quảng cáo kỹ thuật số không hẳn đã giết chết quảng cáo truyền thống. Với tình trạng quảng cáo hiển thị tràn lan, các nền tảng cũng đã cung cấp cho người xem chế độ hạn chế hoặc từ chối, chặn xem quảng cáo. Do đó các phương tiện quảng cáo truyền thống như tờ rơi, bảng quảng cáo, quảng cáo trên tivi,.. vẫn được xem là một cách tốt để thu hút khách hàng mới.

Ưu điểm

Niềm tin của người tiêu dùng: khi nói đến các kênh quảng cáo mà người tiêu dùng tin tưởng nhất, theo một nghiên cứu tại Mỹ được công bố bởi MarketingSherpa thì kênh quảng cáo truyền hình được xếp hạng đầu tiên.

Tiếp cận trên diện rộng: có thể tiếp cận rộng rãi phần đông người xem truyền hình, phù hợp khi chạy các chiến dịch phủ sóng và quảng bá thương hiệu.

Nhược điểm

Khó theo dõi hiệu quả: khi chạy một chiến dịch như phát tờ rơi hay quảng cáo truyền hình, bạn khó có thể biết được chính xác bao nhiêu người đã xem thấy quảng cáo, bao nhiêu người quan tâm, bao nhiêu người mua hàng sau khi xem quảng cáo,…

Đầu tư trả trước: thông thường quảng cáo truyền thống hầu như luôn khiến bạn phải chi trả trước. Khác với quảng cáo kỹ thuật số, bạn có thể lên ngân sách dự trù và ngừng chi tiêu bất cứ lúc nào nếu thấy quảng cáo không hiệu quả.

Phù hợp với: Các doanh nghiệp địa phương: nếu doanh nghiệp của bạn chỉ hoạt động trong phạm vi cụ thể và chủ yếu nhắm đến khách hàng địa phương, ví dụ như bạn cung cấp dịch vụ tổ chức đám cưới, sự kiện,… thì quảng cáo trên truyền thống thu hẹp ngay tại địa phương có thể giúp bạn tiết kiệm với chi phí thấp quảng cáo thấp mà vẫn nhắm mục tiêu hiệu quả.

Các doanh nghiệp có sản phẩm giá cao: nếu giá trị sản phẩm/dịch vụ của bạn có giá thành cao thì lựa chọn quảng cáo truyền hình sẽ là lợi thế. Như đã nói, quảng cáo qua tivi sẽ giúp khách hàng có niềm tin sử dụng hơn. Vì thế giá trị càng cao thì càng phải có được sự tin tưởng, khi đó người dùng mới có thể mua hàng của bạn.

6. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO Google)

Khi tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ, nhiều người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm với Google. Tạo nội dung trang web giúp thương hiệu của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google cho các truy vấn có liên quan được gọi là SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Nghiên cứu từ khóa và triển khai chiến lược nội dung cho các trang website của bạn để nó có thể leo lên bảng xếp hạng Google. Vị trí càng cao càng mang lại cho bạn lưu lượng tìm kiếm và hiển thị nhiều, đó cũng chính là số lượng khách hàng tiềm năng của bạn.

Ưu điểm

Có được lưu lượng truy cập không phải trả tiền: khi bạn đã SEO thành công, giúp tối ưu hóa trang web và nội dung của mình thì Google sẽ tự động ưu tiên trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Lúc đó, tỷ lệ khách hàng tiềm năng tìm thấy bạn càng cao và khả năng mua hàng cũng nhiều hơn.

Ổn định: SEO thường được gọi là một nguồn lưu lượng truy cập ổn định. Vì nội dung được tạo và đăng cách đây mấy tháng, hoặc thậm chí nhiều năm trước vẫn có thể được Google tiếp tục xếp hạng trên trang đầu tiên. Chỉ cần website bạn luôn duy trì được nội dung mới và tốt thì bạn vẫn có thể có được lưu lượng truy cập mới một cách miễn phí.

Nhược điểm

Tăng trưởng chậm: trái ngược với quảng cáo trả tiền cho Google (đấu thầu từ khóa, remarketing,…) thì bạn có thể hiển thị ngay đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google. Còn với SEO thì thường mất thời gian nhiều hơn và cần sự kiên nhẫn để Google công nhận và hiển thị trang web của bạn lên top tìm kiếm.

Cạnh tranh: tất nhiên không phải chỉ riêng mình bạn mới đang tìm cách SEO mà còn nhiều đối thủ khác cũng vậy nên tính cạnh tranh cao. Điều này sẽ khiến việc xếp hạng tìm kiếm trên trang đầu tiên trở nên khó khăn hơn.

Phù hợp với: Những người sẵn sàng chơi trò chơi dài: để làm SEO thành công đòi hỏi một nỗ lực nhất quán và không ngừng kiên trì. Thuật toán Google có xu hướng thay đổi và luôn update liên tục. Vì thế nếu bạn làm SEO thì phải xác định đầu tư công sức và nghiêm túc thực hiện trong thời gian dài để đạt được kết quả.

Người tạo nội dung: mặc dù khái niệm SEO nghe có vẻ khá liên quan về kỹ thuật nhiều hơn, nhưng cốt lõi thành công lại nằm ở chất lượng nội dung của trang web. Bởi vì Google luôn đánh giá cao website có nội dung hay, mới và được cập nhật liên tục. Do đó, nếu bạn là người làm trong ngành sáng tạo, khả năng viết tốt và sáng tạo thì phù hợp với việc làm SEO. Đồng thời bạn cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.

7. Tạo đối tượng Viral để thu hút khách hàng

Với phương tiện truyền thông xã hội và nhiều nền tảng của nó như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok… các cá nhân đã có thể tự tạo kênh thu hút lượng người theo dõi trực tuyến khổng lồ. Thông qua các đối tượng viral đó, các công ty cũng có thể tận dụng để tiếp cận hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người theo dõi và cũng chính là khách hàng tiềm năng.

Có nhiều cách để xây dựng một đối tượng viral trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng cách nào thì hầu như đều phải đòi hỏi thời gian, tính nhất quán và nội dung để thu hút những người theo dõi mới và giữ chân họ. Việc tạo dựng được một đối tượng viral thành công không chỉ giúp quảng bá thương hiệu của bạn mà còn tạo ra đối tượng tiếp cận được khách hàng tiềm năng bất cứ khi nào bạn cần quảng bá sản phẩm mới hoặc tăng doanh số.

Ưu điểm

Lưu lượng truy cập không phải trả tiền: mặc dù có thể chi phí ban đầu cần đầu tư để tạo được một tài khoản truyền thông xã hội hấp dẫn khá cao. Nhưng sau khi thành công nó sẽ đem lại nguồn lưu lượng truy cập không phải trả tiền ổn định. Thậm chí người xem còn giúp chia sẻ nội dung của bạn một cách miễn phí.

Minh chứng xã hội: những con số như là số lượt thích, bình luận, chia sẻ hoặc tổng số người đăng ký mà một bài đăng của bạn nhận được đều là số liệu thể hiện minh chứng xã hội. Nó giúp thể hiện mức độ thương hiệu của bạn được quan tâm, yêu thích và nổi tiếng như thế nào. Và khách hàng tiềm năng khi thấy được điều đó sẽ yên tâm và tin tưởng mua hàng của bạn hơn.

Nhược điểm

Tăng trưởng chậm: để xây dựng được một đối tượng viral có sức lan tỏa và biến nó thành một kênh thu hút khách hàng, cần có thời gian. Nếu việc tạo ra đối tượng trực tuyến mà dễ dàng thì ai cũng đã có thể trở thành người có ảnh hưởng rồi.

Thay đổi thuật toán: một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với người dùng trên bất kỳ nền tảng nào là sự thay đổi đột ngột trong thuật toán. Nó có thể từng giúp họ tăng tương tác nhưng cũng có thể làm giảm lượng theo dõi đột ngột. Nếu bạn quyết định xây dựng đối tượng viral trên nền tảng nào đó thì bạn phải chấp nhận luôn bị kiểm soát bởi chính nền tảng đó.

Người tạo nội dung: nếu bạn là người làm trong lĩnh vực sáng tạo như nghệ thuật, viết lách, nhiếp ảnh, video,… hoặc nói chung là giải trí thì xây dựng đối tượng viral khá phù hợp. Bởi vì lượng khán giả trên kênh trực tuyến luôn có thói quen thích theo dõi những nội dung mang tính sáng tạo, mới mẻ hoặc cái đẹp.

Các doanh nghiệp có ngân sách dư dả: nếu bạn có ngân sách cao, tạo ra đối tượng trực tuyến có thể là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng mới. Không giống như quảng cáo phải trả tiền, bạn có thể tùy chọn mức ngân sách chi tiêu và dừng bất cứ lúc nào. Còn đối với hình thức này, sẽ luôn phải có một chi phí cố định liên quan để bạn xây dựng đối tượng viral thành công và duy trì nó.