Top 5 mẹo quản lý shop thời trang bằng phần mềm hay nhất 2019

Post date: Apr 16, 2019 2:56:31 AM

Thời trang là ngành được nhiều người lựa chọn để kinh doanh. Với mật độ cửa hàng lớn, để tạo sự khác biệt và chuyên nghiệp, nhiều cửa hàng lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tối đa, sử dụng được hết các tính năng của phần mềm, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tối ưu tốc độ xử lý đơn hàng bằng phần mềm quản lý bán hàng

Tốc độ là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định lựa chọn mua sắm của người tiêu dùng. Khách hàng luôn mong muốn tìm được sản phẩm ưng ý và thanh toán thật nhanh chóng. Việc phải xếp hàng chờ đợi quá lâu để mua một món đồ yêu thích khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và không muốn quay lại nữa. Chính vì vậy, để làm hài lòng khách hàng, cửa hàng cần giảm thời gian xử lý đơn hàng.

Khi chưa sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, nhân viên thu ngân thường phải tự ghi hóa đơn và tính toàn bằng máy tính. Việc này thường khiến cửa hàng tốn nhiều thời gian mà vẫn nhầm lẫn, sai sót. Với phần mềm, cửa hàng có thể dễ dàng quét mã vạch sản phẩm, hệ thống tự tổng hợp lại đơn hàng và tính toán. Nhân viên không cần viết hóa đơn tay mà có thể sử dụng máy để in hóa đơn nhanh chóng và chính xác.

2. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đặt giới hạn tồn kho

Việc kiểm soát lượng hàng tồn kho khiến không ít cửa hàng đau đầu. Hàng hóa trong kho còn nhiều nhưng chủ yếu là những mẫu tồn lâu khó tiêu thụ, sản phẩm đang được nhiều khách hàng ưa chuộng lại hết chưa kịp nhập thêm. Đây là những tình huống phổ biến ở nhiều cửa hàng kinh doanh thời trang hiện nay. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng cửa hàng có thể giảm bớt hậu quả của tình trạng bằng cách đặt cho mình giới hạn cho lượng sản phẩm tồn kho.

Ngay từ khi nhập một sản phẩm, cửa hàng cần đặt ra giới hạn sản phẩm tối thiểu và tối đa trên phần mềm quản lý cửa hàng thời trang. Khi lượng sản phẩm trong kho chạm mức tối thiểu, hệ thống sẽ hiển thị thông báo vào mỗi ngày cho chủ cửa hàng. Dựa theo tình huống thực tế, cửa hàng có thể quyết định dừng hay nhập thêm. Ngược lại, khi tồn kho sản phẩm chạm mức tối đa, cửa hàng cần sớm có kế hoạch để xả bớt.

3. Chọn ưu đãi và khuyến mại cho đúng đối tượng

Dữ liệu khách hàng là một tài sản quý giá đối với mọi cửa hàng. Phần mềm sẽ tự động lưu lại thông tin cá nhân, tìm hiểu thói quen, lịch sử giao dịch,... khách hàng giúp chủ cửa hàng thời trang có thể dễ dàng hiểu được xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó có cách khai thác và sử dụng chương trình chăm sóc đúng cách.

Để tìm kiếm thêm khách hàng mới, cửa hàng thời trang thường tung các chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu liên tục giảm giá hay tặng quà sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán và hiệu quả giảm dần. Cửa hàng nên cân đối, giãn cách thời gian giữa các đợt khuyến mại. Hình thức khuyến mãi nên là tặng các phiếu quà tặng, voucher áp dụng cho lượt mua sắm kế tiếp. Điều này sẽ kích thích, khiến khách hàng tiếp tục quay trở lại cửa hàng.

Ngoài ra, để xây dựng lượng khách hàng trung thành, cửa hàng có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng quần áo để thực hiện chương trình “tích điểm thành viên”, từ đó sàng lọc và giữ chân khách hàng lâu dài.

4. Luôn ghi chép và hệ thống lại mọi khoản thu chi

Ghi chép đầy đủ và rõ ràng từ những khoản thu chi nhỏ nhất chính là điều bắt buộc mà mọi cửa hàng cần phải làm để kiểm soát chính xác tình hình kinh doanh. Tuy nhiên trong thực tế, có rất nhiều khoản chi phí được bỏ ra nhưng không được ghi lại. Ngược lại, một số cửa hàng ghi chép lại rất đầy đủ bằng cách quản lý shop quần áo bằng Excel nhưng lại không thể hệ thống rõ ràng cũng khiến việc đánh giá bị sai lệch.

Với phần mềm quản lý bán hàng, mọi hoạt động thu chi phát sinh trong ngày đều được hệ thống ghi lại một cách trung thực. Người chủ cửa hàng có thể tìm hiểu được rõ lí do của một thu chi từ hệ thống. Phần mềm cũng tự động hệ thống lại các thông tin thành các báo cáo, biểu đồ dễ hiểu.

5. Kiểm soát nhân viên cửa hàng với phần mềm quản lý

Quản lý con người luôn là điều khó khăn nhất dù kinh doanh ở bất kỳ ngành hàng nào. Trong tình huống thực tế, người quản lý khó thời gian để giám sát tới nhân viên, đặc biệt là với những cửa hàng có nhiều cơ sở. Chính vì nguyên nhân này, những nhân viên thiếu trung thực đã lợi dụng cơ hội gây thất thoát cho cửa hàng,

Với phần mềm quản lý, mọi hoạt động của nhân viên đều được lưu lại chi tiết. Điều này sẽ giúp chủ cửa hàng dễ kiểm soát, nhân viên cũng trung thực hơn.

Có thể thấy, việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp việc kinh doanh thời trang tối ưu được quy trình, tiết kiệm được tiền bạc và nhân lực. Chủ cửa hàng sẽ có thêm thời gian để mở rộng và phát triển hơn.