Kinh nghiệm bán hàng: Các độc chiêu trong khuyến mãi

Post date: Nov 17, 2010 8:48:55 AM

Nếu có dịp xem họ làm khuyến mãi (KM), chắc hẳn ai trong chúng ta cũng phải nghĩ thầm, quả thực “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười“.

Phương châm KM của họ là gì? Ý tưởng. Nếu Home Depot sôi động cùng hàng loạt sự kiện thể thao thì Starbucks lại tham vọng lấn sang công nghiệp âm nhạc và Victoria’s Secret không ngần ngại chi hàng đống tiền để thu âm, làm đĩa cho cả ông hoàng Sting và Andrea Bocelli. Nếu Unilver thắng lớn từ các cuộc thi do họ tài trợ thì RJ Reynold cũng chẳng chịu thua khi tấn công vào sự kiện Kool Mixx. Các đại gia nước Mỹ đã vạch những kế hoạch KM hoàng tráng và dài hơi để chinh phục người tiêu dùng và tăng doanh thu. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Home Depot, “Alề, alế, àlê!”

Home Deppot nổi tiếng là nơi cung cấp sản phẩm gia dụng với lực lượng nhân viên hùng hậu, có khả năng làm việc tập thể. Chiến lược marketing của họ không chỉ bó hẹp trong một khu vực nào đó mà quảng bá rộng rãi qua các sự kiện mang tính quốc gia, đặc biệt là lãnh vực thể thao.

Home Depot sẽ tài trợ cho đội tuyển thể thao Olympic của Mỹ trong suốt năm 2008. Chính những nhân viên của họ cùng tranh tài như các vận động viên Olympic và Paralympic. Home Depot còn sẵn sàng khấu trừ thời gian làm việc để các vận động viên “người nhà“ của họ có thời gian tập luyện thể thao. Với Home Depot, thể thao là một chiếc lược khuyến mãi quan trọng.

Home Depot còn tài trợ cho đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico tham dự tour thi đấu tại Mỹ năm 2004. Ngoài ra, họ cũng dùng các lễ hội, sự kiện địa phương như một trong những cơ hội quảng bá thương hiệu độc đáo của mình.

Nestle’, hướng đến trẻ em

Nhãn hiệu thực phẩm đóng gói Nestle’ nổi tiếng vì sự trung thành với các hình thức KM truyền thống, nhắm trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo điều tra của công ty tư vấn kinh doanh và marketing Cannondale Associates, doanh số bán hàng của Nestle; chủ yếu dựa trên chất lượng của sản phẩm, uy tín của nhãn hiệu, sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viện bán hàng và tinh thần vì người tiêu dùng. Các chiến dịch KM của Nestle’ chủ yếu tập trung vào trẻ em, vì đây là đối tượng khách hàng chính của họ.

Một trong những thành công lớn của Nestle’ trong chính sách “thủ cựu“ này chính là cuộc thi hàng năm “Những thiên tài trẻ của Nestle’“, đã qua 8 lần tổ chức. Đối tượng tham gia cuộc thi là trẻ em trên khắp nước Mỹ từ 10 đến 18 tuổi, có thành tích hoạt động xuất sắc và tham gia các hoạt động xã hội. 25 hoặc hơn 25 em chiến thắng sẽ đến Los Angeles tham dự một buổi lễ trao giải long trọng và nhận phần thưởng là 6.000 USD cho riêng mình cùng với 1.000 USD cho một tổ chức từ thiện mà do các em chọn lựa. Nestle’ cũng sẽ ghi tên những em này vào một cuốn sách và gởi cho các trường và thư viện quốc gia trong năm tới.

Một cuộc thi khác đã qua 6 lần tổ chức lại tập trung vào việc phát triển thể chất cho thế hệ trẻ mang tên Nestle’ Crunch’s Hot Shots Camp. Trẻ em từ 12 đến 19 tuổi sẽ gởi bào dự thi là một cuốn băng video biểu diễn các kỹ năng chơi bóng rổ và “phong cách Crunhy“ của mình để giành một trong mười chỗ tại hội trại đặc biệt này. Các em cũng sẽ có cơ hội đựơc chơi một trận bóng với người phát ngôn của Crunch, cầu thủ Shaquille O’Neal.

Chúng ta học được gì ở Nestle’: hãy đặt chất lượng lên hàng đầu, đó mới là sự đảm bảo cho sự bền vững của thương hiệu.

Starbucks, phép thuật của âm nhạc

Starbucks bắt đầu mở shop cà phê Hear Music ở Santa Monica, California vào tháng 3.2004. Đây cũng là nơi được các nhà bảo trợ thường xuyên lui tới để hoà âm các CDs của họ. Từ dịch vụ này đã hình thành những quầy bar Hear Music Media hoạt động trong hơn 45 quán cà phê của Starbucks ở Seattle và Austin (Texas) trong năm 2004 và dự kiến sẽ là 2.500 quán trong 2007.

Starbucks bắt tay với Concord Records sản xuất nhạc cho ca sĩ Charles. Đây là album nhạc thứ hai được ghi âm đặc biệt để bán riêng cho các shop Starbucks. Starbucks cũng khẳng định rằng họ bán được CD của chính mình nhiều hơn những nhà kinh doanh âm nhạc bán lẻ hay sản xuất hàng loạt khác. Concord và Starbucks còn dự tính sẽ thực hiện thêm nhiều album trong tương lai nhằm làm giàu bộ sưu tập Hear Music và mở rộng việc phân phối của Concord đến hơn 30 triệu người tiêu dùng của Starbucks mỗi tháng.

Starbucks còn xây dựng kênh nghe nhạc “The Starbucks Hear Music Channel“ trên sóng radio vệ tinh XM quốc gia, thu hút 2,5 triệu thuê bao và dự định sẽ truyền sóng đến 4.100 shop của Starbucks trong năm 2005. Ken Lombard, Chủ tịch Starbucks Entertainment, phát biểu: “chúng tôi đang muốn đưa âm nhạc của Starbucks ra khỏi biên giới của những shop cà phê Starbucks “.Điều đó có lẽ sẽ được thực hiện trong tương lai không xa!”. 

Unilever, KM bằng các cuộc tranh tài

Với các sản phẩm gia đình, Unilever không chỉ đơn giản chọn lựa một hình thức quảng cáo nào đó như TV hay radio mà phải biết tạo lập một ý tưởng độc đáo và giới thiệu nó trên những phương tiện truyền thống đại chúng.

Ông Michael Murphy, chuyên trách marketing của Unilever khẳng định: “Với một thương hiệu đã có tiếng tăm như Unilever thì ngoài việc thực hiện quảng cao trên TV, các hình thức quảng cáo phi điện tử (below the line – BTL) cũng đóng vai trò rất quan trọng“.

Năm 2004, Unilever đã có một trong những chương trình KM độc đáo với nhiều giải thưởng có giá trị, dành cho nhóm có điểm tích luỹ cao khi tham dự trò chơi của họ. Nhóm chiến thắng sẽ được một tour du lịch đến Cal Ripken và sở hữu một sân banh. Năm người thắng giải nhì sẽ được KM các dụng cụ thể thao và quần áo với tổng giá trị giải thưởng 5.000 USD, còn những người thắng giải 3 sẽ sở hữu bộ cương ngựa trị giá 1.000 USD.

Unilever còn thực hiện KM thông qua các cuộc thi, đơn cử là chiến dịch với cái tên khá “sốc“: Go Ahead Get Dirty (Hãy khám phá sự lấm bẩn) của Wisk. Đó cũng là điều Unilever nhắm tới khi đăng thông tin trên website AmericaNeedsDirt.com để thu hút trẻ em trong độ tuổi đang khám phá thế giới xung quanh.

Nhãn hàng Suave của Unilever cũng tổ chức cuộc tranh tài với nội dung tìm kiếm người mua hàng thông minh nhất nước Mỹ để tham gia buổi trò truyện trên truyền hình với MC Elizabeth Hasselbeck và cho khán giả biết nguyên nhân tại sao họ được công nhận là người mua sắm “biết chọn lựa“ nhất. Với Unilever. người thắng giải chính là nhân vật đáng tin cậy để quảng cáo cho thương hiệu của họ.

Victoria’s Secret (VS), hãy đến để ngắm người đẹp!

Trong năm qua, nhãn hiệu thời trang “nội y“ này đã làm một chiến dịch mang cái tên rất ấn tượng “Angels Across America“ (Những thiên thần xuyên nước Mỹ) với 5 siêu mẫu trình diễn tại các cửa hàng ở bốn thành phố trong ngày.

Năm 2002, chương trình KM “Backstage with VS“ (Hậu trường với VS) đã được hãng này thực hiện trong suốt một show diễn thời trang. Theo đó, khách hàng được tặng ngay một thẻ chơi game và đại hạ giá với hơn 7,5 triệu thẻ loại này như một hình thức KM hiệu quả. Như vậy, marketing trực tiếp, gồm phát hành Catalo và KM, có thể chiếm một ngân sách khá lớn của VS, chỉ riêng chi cho cataloge đã tốn đến 870 triệu USD.

Trong khi đó, chi nhánh Limited Brands thì thành công với chiến dịch KM mua hàng tặng kèm CD. Bằng chứng là mùa thu năm 2003, họ đã thành công khi thực hiện KM CD “Songs of love“ của Sting (ca sĩ đã trình diễn trong show thời trang của VS năm 2003). Trước đó, năm 2001, Limited Brands cũng tặng 4 triệu CD của danh ca Andre Bocelli cho khách hàng.

Song, có lẽ ấn tượng nhất là màn biểu diễn của ca sĩ lừng danh Bob Dylan trong chương trình “Angels in Venice“ (Những thiên thần ở Venice) của VS vào mùa xuân 2005 vừa qua . Quả thực, tiền càng mạnh sẽ càng “câu“ được nhiều khách!

Quế Lâm (Theo Nhịp Cầu)