KINH DOANH ĐỒ GỖ NỘI THẤT: Thách thức và lợi thế đến từ đâu?

Post date: May 23, 2018 2:56:04 AM

Ngành kinh doanh nào cũng có nhưng thách thức và lợi thế riêng, kinh doanh đồ gỗ nội thất cũng vậy. Sở hữu rất nhiều những lợi thế về lợi nhuận, thế nhưng ngành kinh doanh này cũng có rất nhiều thách thức khiến nhiều người kinh doanh ngần ngại.

1. Khả năng xoay vòng vốn chậm

Đây chính là trở ngại đầu tiên của bất cứ ai kinh doanh đồ gỗ nội thất. Thứ nhất, bạn sẽ phải bỏ ra một chi phí rất lớn để chi trả cho mặt bằng, bởi địa điểm bán cần đặt ở một vị trí phố lớn sầm uất chứ không phù hợp để nằm trong những con ngõ nhỏ. Hơn nữa, với tính chất hàng hoá là rất cồng kềnh, tốn diện tích, vì thế mặt bằng cần phải có độ rộng nhất định mới đủ để trưng bày sản phẩm. Mặt bằng cần đủ rộng để trưng bày được tương đối sản phẩm, đủ cho khách có thể thoải mái lựa chọn. Bởi những lý do trên mà chi phí bạn cần bỏ ra để thuê mặt bằng cho cửa hàng nội thất sẽ không dưới 30 triệu đồng/tháng. Đó là còn chưa kể tiền đặt cọc hay một số chi phí khác như điện nước, nhân viên, tu bổ cửa hàng.

Để hạn chế chi phí ban đầu, bạn có thể cân nhắc khởi nghiệm khiêm tốn hơn với phân khúc thị trường tầm trung đến bình dân. Thị trường cao cấp có giá trị rất lớn, mỗi bộ bàn ghế cũng đã lên tới vài chục hay cả trăm triệu đồng, dẫn đến xoay vòng vốn càng lâu vì rất kén khách.

Bên cạnh đó, với đặc điểm của sản phẩm, kinh doanh đồ gỗ nội thất thường sẽ “giam" tiền khá lâu bởi sản phẩm không bán xoay vòng hằng ngày được như mặt hàng tạp hoá hay thời trang.

Để khắc phục điều này, bạn cần có một gu thẩm mỹ tốt, hiểu được nhu cầu của số đông để lựa chọn được những mặt hàng phù hợp với thị hiếu, sản phẩm sẽ bán chạy hơn, giảm thiểu tình trạng tồn kho.

2. Nhu cầu của khách hàng không nhiều

Ai cũng biết, đồ nội thất nói chung và đồ gỗ nội thất nói riêng thông thường có tuổi thọ rất cao, đôi khi là trọn đời. Khi các gia đình đã sắm sửa những sản phẩm này thì sẽ rất lâu hoặc không bao giờ có nhu cầu mua thêm, đặc biệt là những sản phẩm cố định như: giường, tủ, bàn, ghế, tủ bếp,...

Bởi thế mà lượng khách hàng sẽ không có nhiều, đôi khi bạn phải chủ động tìm kiếm khách hàng thay vì chờ khách tới cửa hàng. Chủ động tiếp cận với những công trình đang thi công, ký hợp đồng với các chủ thầu,... là phương án mà nhiều chủ cửa hàng nội thất gỗ lựa chọn.

3. Lợi nhuận trên sản phẩm cao

Như đã nói ở trên, sản phẩm có giá trị vốn cao thì sẽ mang lại lợi nhuận cao cho người kinh doanh. Hơn nữa với những sản phẩm gỗ nội thất, khi đã tìm kiếm được khách hàng thì lượng sản phẩm bán ra sẽ theo cả bộ hoặc theo cả một công trình, vì thế lợi nhuận lại được nhân lên rất nhiều lần.

Ví dụ, khách hàng mua nội thất cho gia đình thường có xu hướng mua cả bộ từ bàn, ghế, tủ bếp, tủ quần áo, giường, cửa,...; khách hàng ký hợp đồng cho công trình thì sẽ cần một số lượng rất lớn cho cả một toà nhà cao tầng,...

4. Số lượng mặt hàng ít, dễ dàng quản lý

Đây là một lợi thế nữa khi kinh doanh đồ gỗ nội thất. Đối với kinh doanh, điều khiến các chủ cửa hàng đau đầu nhất chính là phương thức quản lý sao cho chặt chẽ, tránh nhầm lẫn. Thế nhưng đây là điều rất khó khăn và gần như thường xuyên có những lỗ hổng mà không tìm ra nguyên nhân.

Tuy nhiên với ngành hàng đồ gỗ nội thất lại khác, số lượng sản phẩm sẽ không tràn lan hay quá đa dạng phong phú như nhiều lĩnh vực khác, vì thế việc kiểm soát có phần dễ dàng hơn. Hơn nữa, với sự trợ giúp đắc lực của phần mềm quản lý bán hàng, việc tính toán chi phí, quản lý tồn kho và kiểm soát sản phẩm còn dễ dàng hơn nữa. Cũng chính nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể dành nhiều thời gian hơn để đầu tư cho những công việc khác phục vụ kinh doanh hoặc mở thêm một vài cửa hàng, cơ sở khách nếu có điều kiện mà không phải lo lắng về vấn đề quản lý.

THÀNH CÔNG CỦA CÁC BẠN LÀ NIỀM VUI CỦA CHÚNG TÔI!