Cửa hàng bán lẻ truyền thống với cách quản lý hiện đại

Post date: Sep 21, 2019 3:01:19 AM

Tại Việt Nam, các cửa hàng bán lẻ chiếm hơn 90% tổng số lượng các điểm bán lẻ hiện nay. Tuy nhiên, các cửa hàng thường có quy mô nhỏ nên rất thụ động trước sự biến động của thị trường. Đặc biệt khi thị trường đang biến động vì sức mua giảm.

Để tăng hiệu quả hoạt động cửa hàng, người chủ cần tìm cách để tăng doanh số và giảm chi phí. Vấn đề là các chủ cửa hàng truyền thống thường chỉ quản lý theo cách cũ mà không cập nhật cách quản lý hiện đại hơn. Người chủ thường chỉ quan tâm đến các số liệu về nhập hàng, bán hàng, chứ ít quan tâm đến quản lý chi tiết trong cửa hàng.

Về việc tăng doanh số:

Các cửa hàng bán lẻ truyền thống không biết chính xác ngành hàng nào trong cửa hàng đóng góp bao nhiêu phần trăm doanh số. Ngành hàng nào bán chạy, nhóm hàng nào bán chậm. Sản phẩm nào bán chậm, bán chạy trong một ngành hàng. Vì vậy, người quản lý cửa hàng cũng không biết bắt đầu từ đâu để tăng doanh số, cũng không biết làm thế nào để phối hợp với các nhà sản xuất, nhà cung cấp giúp tăng doanh số tại cửa hàng của mình.

Về việc giảm chi phí:

Thường thì chủ các cửa hàng chỉ giảm được các chi phí hoạt động như thuê ít nhân viên đi, sử dụng ít điện, nước lại … Tuy nhiên các chi phí này không đáng kể.

Chi phí lớn nhất trong cửa hàng bán lẻ là chi phí mua hàng nên chủ cửa hàng cần tìm cách giảm chi phí đó xuống. Cái khó ở đây là số lượng mua hàng của cửa hàng thường nhỏ, các chủ cửa hàng lại chỉ tiếp xúc được với các nhân viên tiếp thị, nhân viên bán hàng các nhân viên bán hàng của nhà cung cấp, nhà phân phối. Các nhân viên này lại không quyết định được giá bán và chính sách hỗ trợ khách hàng.

Nhiều chủ cửa hàng cũng muốn giảm chi phí mua hàng bằng cách cắt giảm số mặt hàng, ngành hàng. Tuy nhiên cắt giảm sản phẩm nào, tập cho sản phẩm nào để giảm chi phí tồn kho nhưng không làm giảm doanh số bán hàng lại không phải là quyết định dễ dàng, đặc biệt khi đa phần chủ cửa hàng thường quản lý theo kinh nghiệm mà chưa biết các công cụ, kỹ năng quản trị cửa hàng bài bản.

Quản lý cửa hàng bán lẻ truyền thống theo cách hiện đại

Như phân tích ở trên, các chủ cửa hàng cần nắm được nhiều thông tin hơn về cửa hàng của mình để có các thay đổi phù hợp khi tình hình kinh doanh thay đổi. Muốn vậy, các cửa hàng cần có quy trình để quản trị các yếu tố sau đây tốt hơn:

Quản lý hàng hóa:

cần nắm được hàng nào bán chạy, hàng nào bán chậm, hàng nào lãi nhiều, tình hình tồn kho của từng mặt hàng …

Quản lý thông tin khách hàng:

khách nào hay mua hàng, khách hay mua những mặt hàng gì, bao lâu thì trở lại cửa hàng một lần, trung bình đơn hàng mua bao nhiêu tiền, bao nhiêu hàng, tỉ lệ khách vãng lai so với khách thường xuyên, làm sao để tạo và truyền thông tin về chương trình ưu đãi, khuyến mãi đến đúng đối tượng khách hàng.

Quản lý việc trưng bày hàng hóa và hình ảnh cửa hàng:

 tổ chức sắp xếp lại cửa hàng. Biến cửa hàng thành nơi trưng bày hàng hóa hiệu quả thay vì chỉ là một cái kho trữ hàng.

Quản lý dịch vụ khách hàng: khi còn rất ít hàng hóa được xếp vào hàng độc quyền, khi giá cả giữa các cửa hàng không còn quá nhiều khác biệt, thì dịch vụ khách hàng là nơi có thể tạo ra dấu ấn riêng cho từng cửa hàng. Khách hàng ngày nay đòi hỏi hơn, nhu cầu “cá nhân hóa” ngày càng cao hơn, nên cửa hàng có thể tận dụng điều này để định vị phân khúc khách hàng cho mình và cung cấp các dịch vụ khách hàng vượt ngoài mong đợi.

Tất cả những yếu tố trên đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng nhờ vào việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Đây là xu hướng quản lý cửa hàng theo cách hiện đại mà các chủ kinh doanh nên cập nhật.